Những chiêu trò “moi tiền” của các trang web đặt phòng khách sạn khiến bạn bị “hớ” bấy lâu nay, làm thế nào để nhận ra? Nhiều người có thói quen đặt phòng khách sạn qua bên thứ 3 vì sự nhanh gọn, giúp so sánh giá cả, nhưng tiện ích nào cũng có mặt trái của nó. Sự thật là phi công không bao giờ dùng suất ăn giống với các hành khách trên máy bay, vì sao lại như vậy? Các trang web hay app đặt phòng ngày càng phổ biến hơn ngày nay vì sự tiện lợi, nhanh chóng, cặn kẽ. Sở dĩ bên thứ 3 được các khách du lịch ưa chuộng bởi sự tổng hợp, so sánh mức giá phòng của các khách sạn và cập nhật thông tin phòng trống, tiện ích phòng, các chương trình ưu đãi. Tuy vậy, theo James Osmond - Giám đốc điều hành Triptease – một tập đoàn hợp tác với hàng nghìn khách sạn trên thế giới đã khẳng định rằng: “Một số website hiển thị mức giá phòng không chính xác để thu hút khách đặt phòng nhanh. Bạn thường phải trả nhiều hơn mức giá bình thường khi đặt phòng trên một số trang web". Rốt cuộc, các bên thứ ba đặt phòng khách sạn đã sử dụng cách gì để “moi tiền” khách hàng? Chiến lược gây áp lực khách hàng, ép đưa quyết định nhanh chóng Mô típ hoạt động của chiến lược này là bên web sẽ hiển thị số phòng trống ở khách sạn mà bạn định đặt còn rất ít, khiến cho bạn phải đưa ra quyết định nhanh chóng mà bỏ qua các điều khoản hoặc không kiểm tra, so sánh mức giá. Ông James giải thích rằng, rất có thể trang web chỉ hiển thị còn hai phòng, nhưng thực tế là còn rất nhiều phòng trống. Để kiểm tra lại, bạn cần vào trực tiếp trang web của khách sạn, hoặc liên lạc quầy lễ tân để hỏi. Xếp thứ hạng hiển thị của một số khách sạn lên trước Khi tìm kiếm phòng theo yêu cầu, các website và app đặt phòng sẽ trả về một danh sách hàng loạt các khách sạn cho khách lựa chọn. Tuy vậy, danh sách này không phải ngẫu nhiên. Ngoài các yếu tố như mức giá, mức sao, điểm đánh giá…, các khách sạn có phần trăm hoa hồng cho bên thứ 3 cao hơn thì sẽ được hiển thị ở đầu. Đây là một hình thức quảng cáo (sponsored) trong ngành khách sạn trên nền tảng bên thứ 3. Làm thế nào để đặt phòng đúng giá và không bị “moi tiền”? Theo James Osmond, để đặt phòng không bị “hớ” thì bạn chỉ có thể… đừng đặt ở những bên thứ 3 nữa, thay vào đó, hãy truy cập website và liên hệ thẳng với bên khách sạn. Đây là phương thức đặt phòng khách sạn được giá rẻ nhất (đúng với giá gốc nhất), chưa kể, bạn còn có thể được thêm dịch vụ, nâng hạng phòng miễn phí, đổi phòng… trong một số trường hợp cụ thể. 10 LỖI THƯỜNG GẶP KHI ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ LÝ Lâu lâu, một kì nghỉ dưỡng chính là món quà ta tự thưởng bản thân sau một quá trình “gồng mình” cho công việc. Sẽ thật tuyệt nếu đó là một kì nghỉ suôn sẻ và tuyệt vời. Tuy nhiên, có không ít những sự cố tiềm ẩn phát sinh trong quá trình đi du lịch. Đặc biệt là những vấn đề xoay quanh quá trình đặt phòng (book phòng online) và check-in tại nơi nghỉ dưỡng. Điển hình nhất của sự cố khi đặt phòng là vụ resort 5 sao Aroma Mũi Né bị tố “lừa đảo” tiền phòng gây ồn ào thời gian gần đây. Vậy làm sao để phát hiện, tránh và xử lý những lỗi này? Tiếp theo, Cuồng du lịch sẽ cùng các bạn điểm lại 10 lỗi thường gặp khi đặt phòng khách sạn, khi check-in tại khách sạn kèm hướng dẫn xử lí cụ thể. A. Các phương thức đặt phòng phổ biến Tuỳ vào nhu cầu nghỉ dưỡng, mỗi khách hàng sẽ có những yêu cầu nhất định cho chốn nghỉ chân của mình. Việc thu xếp được chỗ ở phù hợp và chất lượng sẽ đem đến niềm vui tận hưởng cho chuyến du lịch. Do vậy, tầm quan trọng của việc đặt phòng cũng được ví ngang như những nhu cầu ăn – chơi khác trong chuyến du lịch. Với sự phát triển của ngành du lịch hiện nay, đặt phòng không còn khó khăn và luôn sẵn sàng 24/24 để khách hàng dễ dàng tiếp cận. Thông thường, quá trình đặt phòng có thể được thực hiện qua 3 cách: Cách 1: Đặt phòng trực tiếp qua đường dây nóng (hotline) hoặc trang website chính thức của khách sạn/resort. Cách 2: Đặt phòng gián tiếp với khách sạn/resort qua các đại lý, các công ty du lịch. Cách 3: Đặt phòng qua các trang trung chuyển trực tuyến (các trang online booking) như: Booking.com, Agoda, mytour, chudu,… Trong những cách này, cách số 3 là cách mà bạn sẽ phải tự làm, tự tìm hiểu từ đầu đến cuối. Đó là cách thuận tiện nhất vì bạn chỉ cần một chiếc điện thoại kết nối mạng Internet là có thể đặt được phòng. Nhưng đó cũng là cách bạn gặp nhiều sự cố nhất, đặc biệt là đối với người chưa có nhiều kinh nghiệm. Vậy các lỗi đặt phòng khách sạn trực tuyến đó là gì và cách xử lý nó như thế nào? Cùng Cuồng du lịch giải đáp ở phần tiếp dưới đây nhé. B. Các lỗi thường gặp khi đặt phòng khách sạn trực tuyến Hệ thống đặt phòng trực tuyến (online booking) ngày càng được tối ưu để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất, đáp ứng hai tiêu chí là nhanh gọn và chuẩn xác. Thế nhưng, vẫn có nhiều trường hợp lỗi xảy ra như sau: 1. Đặt phòng sai ngày Theo thống kê từ unravellingtravel.com (một blog nổi tiếng chuyên chia sẻ kiến thức về du lịch), có đến 25% trường hợp đặt phòng sai ngày xảy ra tại các khách sạn/resort trên toàn thế giới.

tin tứctin hotcuộc sốngcuoc songđặt phòng khách sạnphòng khách sạnkinh nghiệm đặt phòng khách sạncách xử lý booking phòng saimẹo đặt phòng khách sạnđặt phòng khách sạn onlineđặt phòng khách sạn trực tuyến